Wednesday, 15/01/2025 - 21:38|
Chào mừng các bạn ghé thăm Cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

11 Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ĐỂ THEO DÕI HÀNH VI CỦA HỌC SINH TRONG LỚP HỌC

Theo dõi hành vi trong lớp học là một trong những kĩ thuật quan trọng của việc quản lý lớp học hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để giáo viên ghi nhận những lỗi sai, những vấn đề về hành vi của học mà không làm học sinh xấu hổ hoặc khiến chúng có cảm giác đang bị trừng phạt, đó thực sự là một thách thức.

   Theo dõi hành vi trong lớp học là một trong những kĩ thuật quan trọng của việc quản lý lớp học hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để giáo viên ghi nhận những lỗi sai, những vấn đề về hành vi của học mà không làm học sinh xấu hổ hoặc khiến chúng có cảm giác đang bị trừng phạt, đó thực sự là một thách thức.

   Những công cụ theo dõi hành vi của học sinh dưới đây sẽ là một công cụ hiệu quả để giúp học sinh sửa chữa những sai lầm và điều chỉnh hành vi của mình trong suốt quá trình học tập. Một số công cụ còn khiến cho buổi học trở nên thú vị hơn, học sinh sẽ cảm thấy gắn bó và chăm chỉ hơn trong lớp học.

  1. Bảng dữ liệu lớp học

Đây là phiên bản cải tiến của bảng theo dõi hành vi đã từng được sử dụng trong các lớp học truyền thống.

Sẽ có các cột hành vi khác nhau bao gồm: đúng giờ, đồng phục, điểm danh, hoàn thành bài tập, điểm kiểm tra hàng tuần, sự tập trung trong lớp học,…

Giáo viên sẽ điền vào các cột này cho mỗi học sinh có vấn đề về hành vi vào cuối ngày.

Biểu đồ sẽ được phân tích hàng tháng và học sinh có thể biết được những lỗi mà mình đã mắc phải và tần suất lặp lại các lỗi.

Nó cũng cho phép giáo viên truy xuất dưới dạng các biểu đồ và thống kê số lỗi sai của học sinh trên quy mô toàn lớp học. Đồng thời, giáo viên cũng có các bằng chứng, các con số cụ thể khi đưa ra bất cứ phản hồi nào về hành vi của học sinh.

Nếu học sinh lặp lại quá nhiều lần các lỗi sai, giáo viên có thể yêu cầu báo cáo, nhận xét có chữ ký của phụ huynh để phối hợp. Nếu vấn đề không quá nghiệm trọng, giáo viên đơn giản hóa bằng cách nhắc nhở và cho học sinh cơ hội sửa chữa.

  1. Thang điểm hành vi

Đây là một cách có hệ thống hơn để theo dõi hành vi của học sinh trên thang điểm từ -10 đến 10.

Đầu tiên, giáo viên cùng học sinh xây dựng ‘nội quy lớp học’ và cho học sinh biết về cách đánh giá hành vi của mình.

Điều này giúp học sinh hiểu rõ được kì vọng của giáo viên về các hành vi tích cực trong lớp học và phấn đấu để đạt được nhiều điểm hơn.

Giáo viên có thể cho điểm từ 1 đến 10 đối với hành vi tích cực và cho điểm từ -10 đến 0 đối với hành vi tiêu cực. Cuối ngày, giáo viên sẽ cộng lại các điểm số mà học sinh có và ghi lại trong một cuốn sổ và tổng kế vào cuối tuần hoặc cuối tháng.

Nếu học sinh bị điểm thấp vào một ngày nào đó, chúng có thể cố gắng để cải thiện bằng cách có hành vi tích cực trong những ngày còn lại.

  1. Trò chơi Bingo

Đây là một trò chơi thú vị giúp quản lý lớp học một cách vui vẻ.

Giáo viên tạo một bảng với 100 ô vuông, mỗi hàng có 10 ô vuông.

Chia học sinh thành các nhóm/các đội, mỗi nhóm sẽ có một dấu tích với màu sắc riêng hoặc một đồng xu được thiết kế riêng.

Mỗi khi học sinh có hành vi tốt như: giữ trật tự, hoàn thành nhiệm vụ sớm hoặc đạt được một mốc quan trọng, học sinh sẽ được gắn một dấu tích (hoặc một đồng xu bằng giấy) vào một ô vuông trên bảng của nhóm mình.

Nhóm nào tạo được 5 ô vuông liền nhau (theo hàng ngang, hàng dọc, hàng chéo) thì được một phần thưởng từ giáo viên.

Hoạt động này sẽ viến việc quản lý lớp học thành một trò chơi đồng đội, học sinh sẽ thúc đẩy lẫn nhau để kiếm điểm và giành giải thưởng cuối cùng.

  1. Phiếu đặc quyền

Giáo viên sẽ tạo ra các phiếu đặc quyền, ví dụ được chọn chỗ ngồi trong một tiết học, được tặng voucher 20k, được giáo viên mời một ly trà sữa,… Mỗi khi học sinh có hành vi tốt hoặc được khen, chúng có thể được tặng 1 phiếu đặc quyền như vật.

Tương tự như vậy, học sinh được nhận phiếu thưởng cho những việc làm tốt và cũng sẽ bị mất phiếu thưởng nếu không đáp ứng bất kỳ “nội quy lớp học” nào.

Chiến lược này chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho học sinh, thúc đẩy các hành vi tích cực trong lớp học.

  1. “Bấm bằng lái”

Đây là một cách dễ thương nhưng hiệu quả để khuyến khích hành vi tốt và tính tích cực của học sinh.

Giáo viên sẽ phát cho mỗi học sinh một tấm thẻ, trên tấm thẻ này đánh số từ 1 đến 20. Mỗi con số được điền trong một ô hình tròn.

Khi học sinh được giáo viên khen hoặc khi có các hành vi tích cực trong lớp của chúng sẽ được giáo viên bấm một lỗ tròn trên tấm thẻ tương ứng với một con số.

Khi một học sinh được bấm đủ 20 lỗ trên tấm thẻ, chúng sẽ nhận được phần thưởng.

Phần thưởng có thể được quyết định ngay từ trước khi giáo viên phát thẻ hoặc sau khi thảo luận với học sinh.

Điều này khuyến khích trẻ duy trì hành vi tích cực và hạn chế các hành vi tiêu cực.

  1. Tài khoản lớp học

Đây là một cách sáng tạo để đánh giá và điều chỉnh hành vi của học sinh trong lớp học.

Khi giáo viên cảm thấy khó kiểm soát hành động của học sinh bằng cách nhắc nhỏ thì cách làm này có thể là mẹo hiệu quả.

Giáo viên nói với cả lớp rằng, tất cả lớp sẽ có tài khoản là 50 đồng xu hoặc 100 triệu. Mỗi lần khi có một học sinh vi phạm ‘nội quy lớp học’ như nói tự do hay trả lời mà không giơ tay, một đồng xu sẽ bị thu lại.

Đến cuối ngày hoặc cuối tuần, giáo viên sẽ đếm số đồng xu hoặc số tiền còn lại và đưa nhận xét, phản hồi về tình hình lớp học.

Điều này khiến học sinh có ý thức về hành vi của mình hơn vì những gì chúng làm sẽ có ảnh hưởng đến tài khoản của cả lớp.

Giáo viên cũng nên chú ý đến trường hợp, cả lớp sẽ cô lập hoặc đổ lỗi nặng nề, chỉ trích những bạn khiến lớp bị trừ tài khoản.

  1. Bảng hậu quả hành vi cá nhân

Phương pháp biểu đồ cá nhân này được sử dụng để giúp mỗi học sinh hiểu được hậu quả/tác động của hành vi và có cơ hội sửa sai.

Cột dọc đầu tiên của bảng sẽ là tên các học sinh trong lớp. Các cột tiếp theo sẽ có tiêu đề là: Xuất sắc, Cảnh cáo, Cơ hội cuối cùng, Liên hệ với phụ huynh.

Mỗi lần học sinh vi phạm, giáo viên sẽ di chuyển học sinh đến một mức độ cao hơn.

Phương pháp này đưa ra một cảnh báo trực quan rõ ràng về những hành vi không mong muốn và sẽ truyền cảm hứng cho học sinh tập trung vào việc học và cải thiện các vấn đề về hành vi.

  1. Tài khoản cá nhân

Đây là một chiến lược quản lý lớp học thú vị. Giáo viên sẽ quy định mỗi lần học sinh có hành vi tốt: tập trung trong giờ học, đi học đầy đủ, đúng giờ hoặc hoàn thành tốt bài tập về nhà… chúng sẽ được nhận một số tiền nhất định (học sinh sẽ nhận trực tiếp hoặc cộng vào tài khoản).

Đồng thời, học sinh sẽ phải trả lại tiền cho giáo viên nếu chúng vi phạm ‘nội quy lớp học’.

Giáo viên có thể ấn định thời gian mỗi tuần để học sinh dùng tiền trong tài khoản để mua sắm hoặc đổi lấy các phần thưởng.

  1. Sticker khen thưởng

Trong phương pháp thú vị này, giáo viên có thể đặt ra các mục tiêu cho học sinh kiếm được 15 sticker trong một buổi học.

Giáo viên có thể quy ước các hành vi tốt gắn với các loại sticker nhất định.

Giáo viên sẽ có danh sách lớp học dán trên bảng, mỗi hành vi tốt, học sinh sẽ được dán tặng một sticker.

Sau một tuần hoặc một tháng, giáo viên sẽ tổng kết và khen thưởng những học sinh đạt nhiều sticker hoặc gửi thư khen về cho phụ huynh.

  1. Bảng hành vi hàng ngày

Đây là một ý tưởng tương đối đơn giản nhưng hiệu quả để theo dõi hành vi trong lớp học.

Hoạt động này cũng tương tự như sổ đầu bài truyền thống. Giáo viên tạo một bảng, trong đó cột thứ nhất là danh sách học sinh, các cột còn lại tương ứng với các môn học (để giáo viên bộ môn sẽ điền).

Giáo viên có thể in bảng này và dán trên tường lớp học hoặc để dưới dạng sheet trên google drive. Mỗi khi học sinh có vấn đề về hành vi, các giáo viên sẽ điền tên học sinh kèm theo hành vi vi phạm vào đó.

Cuối tuần, giáo viên sẽ dựa vào những vấn đề mà học sinh gặp phải để gặp riêng học sinh, đưa ra các biện pháp để can thiệp, điều chỉnh.

  1. Chia đội theo bàn

Đây là một cách thú vị nhưng sáng tạo để thúc đẩy hành vi tốt trong lớp học.

Lớp có thể được chia thành bốn nhóm dựa trên vị trí chỗ ngồi và đặt tên cho môi nhóm bằng một màu sắc, ví dụ như bàn đỏ, bàn xanh, bàn xanh và bàn vàng.

Việc đánh giá các bàn sẽ dựa trên các tiêu chí như: đúng giờ, chuyên cần, giao tiếp, bài tập về nhà và tuân theo ‘nội quy lớp học’.

Điều này giúp học sinh làm việc cùng nhau như một đội và mang lại tinh thần tập thể.

Bàn/nhóm chiến thắng cuối mỗi tháng sẽ được trao phần thưởng.

Những ý tưởng đơn giản trên có thể thực hiện được với mọi đối tượng học sinh thuộc mọi cấp học. Nó không chỉ giúp học sinh hạn chế và cải thiện các vấn đề về hành vi mà còn góp phần xây dựng cộng đồng lớp học tích cực.

---Sưu tầm internet---


Nguồn:Sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết