Bạn Đang Dạy Nội Dung Kiến Thức Hay Dạy Cách Tư Duy?
Vậy thì chúng ta nên dạy nội dung hay dạy cách tư duy cho học sinh? Đây không phải là sự phân đôi giả lập; chúng ta có thể dạy cả chương trình tư duy lẫn chương trình truyền thống - dạy hai thứ cùng một lúc - nhưng điều đó sẽ chỉ giống như là chúng ta đang cố gắng phục vụ cả hai vị thầy và sẽ thất bại cả hai.
Tư duy là một sự phiền hà.
Đầu tiên, nó là một hành động kết nối mật thiết thời gian và không gian. Nó được thực hiện ngay tại đây nhưng nối dài những khoảnh khắc trong quá khứ và vươn xa một cách không lường trước về tương lai. Nói cách khác, bạn tư duy trong một không gian chính xác về những khoảng thời gian không chính xác.
Nó cũng chống lại sự đồng nhất (Giáo dục thì lại ưa chuộng sự đồng nhất). Tư tưởng xoay quanh lược đồ (các hình thức và các mẫu mà chúng ta quen thuộc sau đó áp dữ liệu không quen thuộc vào để tạo ý nghĩa) và cảm xúc (một phần, phản ứng bên trong của chúng ta trước đây). Nó gồm nhiều yếu tố đa dạng như tính cách, kinh nghiệm và tình cảm. Nó giống như việc xác định nghệ thuật, thiết lập các tiêu chí cho cái đẹp hoặc tạo ra tình yêu.
Và dù nó có biết hay không, giáo dục có một vấn đề về tư duy.
Bản chất của tư duy
Một phần của nó là do lớp vỏ tư duy.
Ý nghĩa của việc hiểu, thể hiện sự tò mò hay tư duy là gì? Chúng tôi có các xét nghiệm để đo lường nhưng đánh giá tư duy không phải là ưu tiên mà thay vào đó là nắm bắt nội dung – và đây là một vấn đề khác.
Sự ưu tiên.
Câu trả lời phổ biến là chọn một số hành động cho thấy sự tư duy – “động từ quyền năng” – mà chúng ta quen thuộc. Sau đó, chúng ta hình thành các câu hỏi ngắn yêu cầu học sinh “Phân tích”, “Đánh giá” và cảm thấy như thế là nghiêm túc.
Nhưng trong trường hợp này, tư duy hữu ích hay phê phán? Hãy nghĩ về thực tế là chúng ta đang nói đến “chiến lược tư duy”, điều này có ý nghĩa như một nhà hàng năm sao quảng bá “chiến lược nấu ăn”.
Nhà trường có thể không hoạt động vì thiếu tư duy cấp thiết và khác biệt hay không? Một lớp học có thể lộn xộn vì thiếu nó không? Với phương pháp thiết kế giáo dục hiện nay, câu trả lời là không. Chúng tôi truy tìm, can thiệp và khắc phục. Định nghĩa về sự điên rồ của Einstein có vẻ thích hợp ở đây.
Nếu công việc của chúng ta là dạy các kỹ năng, sự kiện và khái niệm – trí thông minh cố định – thì tư duy đơn giản chỉ là một công cụ và chương trình học của chúng ta là nội dung.
Nếu công việc của chúng ta là dạy tư duy phê phán, thiết kế, và giải quyết vấn đề – trí thông minh linh hoạt – thì tư duy là bối cảnh chung của chúng ta và chương trình học của chúng ta trở thành tư tưởng.
Vậy đâu mới là đúng?
Nếu chương trình học là nội dung
Là một ngành công nghiệp, hoạt động thu thập của chúng ta quá tầm thường. Khi chúng ta thiết kế nội dung đáp ứng mục tiêu, tất cả các nguồn lực của chúng ta được vận dụng vào đó. Mỗi đơn vị kiến thức chúng ta viết giáo án. Mỗi sự quan sát. Mỗi cuộc họp PLC chúng ta tham dự. Mỗi PD chúng ta vui vẻ trải nghiệm. Mỗi công nghệ chúng ta mua. Mỗi khoản tài trợ chúng ta sử dụng.
Chúng ta sắp xếp mọi thứ để theo đuổi mục tiêu đó.
Nếu chương trình của chúng ta vẫn chú trọng nội dung thì chúng ta chỉ cần quyết định khái niệm thành công của chúng ta là gì và tiếp tục thử nghiệm cho đến khi biến tất cả các hồ sơ đánh giá từ màu đỏ và vàng sang xanh lục và xanh dương. Hoặc thay đổi khái niệm thành công của chúng ta – điểm số, đánh giá mềm mỏng hơn,…
Dù bằng cách nào, tư duy phê phán nhất thiết là thứ yếu – một con đường thay vì một điểm đến hoặc sân chơi. Và điều đó được chấp nhận miễn là chúng ta có chung mục đích. Miễn là chúng ta muốn thế.
Nhưng nếu chương trình học của chúng ta là cách tư duy – nếu công việc của chúng ta, nói đơn giản, là dạy tư duy – thì nền tảng lớp học dưới chân chúng ta sẽ chao đảo và bị phá vỡ, mục tiêu của chúng ta là các nhà giáo dục thay đổi theo những phương thức quan trọng.
Để học cách tư duy, học sinh cần những hình mẫu thuyết phục và đầy cảm hứng phản ánh thiết kế, quyền công dân, năng lực sáng tạo, sự phụ thuộc lẫn nhau, tình cảm và sự tự nhận thức mà chúng ta đòi hỏi ở họ.
Để dạy cách tư duy cẩn thận, sáng tạo và thực sự đổi mới, học sinh cần không gian và công cụ sáng tạo cùng các khung nhiệm vụ để phát triển các tiêu chí chất lượng và thành công của riêng họ.
Họ cần các kỹ năng đọc viết năng động để thực hành và củng cố không ngừng.
Ý tưởng sáng tạo và thiết kế không chỉ được thêm vào mà là những yếu tố không thể thiếu trong các dự án.
Và họ cần kiểm soát tất cả.
Các đơn vị kiến thức – nếu chúng ta sử dụng chúng – không được hoạch định ngược từ các tiêu chuẩn, mà xuất phát từ các thói quen tư duy, tự định hướng và tính cấp thiết của trí tuệ. Nếu chương trình học của chúng ta là nội dung, đây chỉ đơn giản là một phương tiện dẫn đến các kết luận khác nhau. Chúng ta không ưu tiên năng lực tư duy nhưng cứ thêm những lời có cánh vào các tuyên bố về sứ mệnh của nhà trường và vô tình đề cập đến trong các hội nghị phụ huynh.
Với tư cách là giáo viên, chúng ta đưa ra vô vàn – quá tải – các tiêu chuẩn học tập mà mọi học sinh cần phải nắm bắt. Nhưng như một ngành công nghiệp và một nền văn hóa, chúng ta phàn nàn rằng học sinh “không thể tự nghĩ cho bản thân”.
Vậy thì chúng ta nên dạy nội dung hay dạy cách tư duy cho học sinh? Đây không phải là sự phân đôi giả lập; chúng ta có thể dạy cả chương trình tư duy lẫn chương trình truyền thống – dạy cái này bằng cái kia – nhưng điều đó sẽ chỉ là chúng ta đang cố gắng phục vụ hai vị thầy và thất bại cả hai.
Thay đổi hình thức chương trình học để đáp ứng thay đổi thời gian
Chương trình học sẽ thay đổi như thế nào nếu ưu tiên của chúng ta là năng lực tư duy phê phán, sáng tạo và hợp tác?
Nội dung hiện có sẽ đóng vai trò gì?
Nó có thể thay đổi các loại tương tác của học sinh với các ý tưởng như thế nào?
Điều này dễ hay khó đánh giá hơn? Việc đánh giá có còn là trọng tâm trong quá trình thúc đẩy học tập hay một cái gì đó khác sẽ đóng vai trò chất xúc tác – tinh thần hợp tác, năng lực sáng tạo, ý tưởng, mô hình…?
Thực trạng nào trong thời đại thông tin – thời đại Google này – buộc chúng ta phải “dạy”?
Học sinh có cần sự hỗ trợ của giáo viên trong bối cảnh này không?
Chương trình học nên đáp ứng thế giới mới như thế nào? Chúng ta có thể đơn giản “cập nhật” mọi thứ trong quá trình thực hiện hay đã đến lúc suy nghĩ lại về phương pháp thực hành thu thập của mình?
Bạn mong muốn điều gì cho con mình – một chương trình giảng dạy về nội dung hay một chương trình học cách tư duy?
Và liệu các nhà giáo dục có quyền quyết định không? Cha mẹ và cộng đồng ở đâu? Họ có hiểu những thay đổi này không? Có những nguy cơ nào xảy ra nếu họ không hiểu?
Giáo viên bị buộc phải biết khung học tập thế kỷ XXI, các video của Ken Robinson, tiêu chuẩn Trọng tâm phổ quát, sáng kiến công nghệ và hàng tá áp lực khác, khiến cho tất cả mọi người cảm thấy khó chịu với những nỗ lực của họ.
Vì vậy, hãy làm rõ một lần cho mãi mãi – trên một diễn đàn công cộng, với ngôn ngữ mà cộng đồng địa phương của chúng ta có thể hiểu – ưu tiên của chúng ta là gì.
---Sưu tầm internet---