Wednesday, 15/01/2025 - 21:43|
Chào mừng các bạn ghé thăm Cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách Giúp Giáo Viên Nhận Diện Đúng Các Vấn Đề Về Hành Vi Của Học Sinh Trong Quản Lý Lớp Học

   Việc mô tả và nhận diện vấn đề về hành vi như trên là điều vô cùng quan trọng. Hãy nhớ, cách làm của nó giống như nguyên tắc hoạt động của một chiếc camera, chỉ ghi lại và mô tả lại những gì đã xảy ra thật CHI TIẾT và CỤ THỂ, không DIỄN GIẢI, không SUY ĐOÁN và KẾT TỘI… Chỉ khi nhận diện thật đúng các vấn đề về hành vi, chúng ta mới có thể áp dụng các biện pháp hiệu quả để điều chỉnh nó và đạt được điều mà chúng ta mong muốn.

   Khi bắt đầu công việc giảng dạy, thậm chí là khi đã giảng dạy nhiều năm, các giáo viên vẫn gặp phải những trở ngại trong việc Quản lý lớp học, đặc biệt là quản lý hành vi của học sinh. Không ít giáo viên than phiền về lớp học quá ồn, học sinh mất trật tự, nói tự do, không tôn trọng kỉ luật và nội quy lớp học. Những điều này ngày càng lớn dần, lan rộng và trở nên phổ biến đến mức nhiều giáo viên cảm thấy căng thẳng, áp lực nặng nề.

   Cách giải quyết phổ biến mà hầu hết các giáo viên đều thực hiện là đưa ra các hình phạt. Nhưng mọi chuyện rồi đâu lại vào đó, học sinh vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi sai mà thầy cô vừa điều chỉnh trước đó hoặc đơn giản hơn là vừa nói xong, lại vi phạm ngay. Lâu dần, nhiều học sinh còn “nhờn thuốc” coi thường nội quy, kỉ luật của lớp học, “miễn nhiễm” với mọi loại hình phạt.

   Có hàng vạn nguyên nhân giải thích vì sao lại dẫn đến tình trạng như vậy. Đó có thể là do sự thiếu kiên định và nhất quán của giáo viên, do thiếu nội quy, quy trình quản lý lớp học, do tâm sinh lý lứa tuổi, do đối tượng học sinh có những điểm đặc biệt… Nhưng có một nguyên nhân mà tôi cho là quan trọng nhất và cũng là cội nguồn dẫn đến sự kém hiệu quả trong các biện pháp quản lý lớp học, quản lý hành vi học sinh. Đó là tình trạng KÊ ĐƠN mà không cần KHÁM BỆNH. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là, các thầy cô đã không nhận diện chính xác vấn đề về hành vi của học sinh trong quản lý lớp học, không định nghĩa mô tả một cách chính xác những biểu hiện của học sinh, không tìm ra được nguyên nhân và thậm chí là nhầm lẫn cả trong cách xác định hậu quả của hành vi.

   Điều này dẫn đến một hậu quả rất tai hại, đó chính là giáo viên đã không xác định được rằng mình đang quản lý hành vi của học sinh hay muốn quản lý thái độ của các em, không biết được rằng vấn đề về hành vi đó có nghiêm trọng hay là điều bình thường, không nhận thức được nguyên nhân của hành vi đến từ học sinh hay đến từ phương pháp giảng dạy của giáo viên… Chính vì thế, giáo viên thường tập trung vào chữa trị các biểu hiện, dập tắt các hành vi không mong muốn mà không đưa ra được những “đơn thuốc” đặc trị, giải quyết tận gốc vấn đề về hành vi.

   Vậy làm thế nào để có thể nhận diện được các vấn đề về hành vi của học sinh trong lớp học? Rất đơn giản, chúng tôi đã đưa ra một Bảng mô tả chi tiết các vấn đề về hành vi của học sinh trong lớp học dưới đây. Công việc của chúng ta (nhất là đối với các giáo viên trẻ) là trả lời các câu hỏi và hoàn thiện bảng mô tả và suy ngẫm về nó. Tôi tin rằng, sau khi hoàn thành xong bảng mô tả và nhận diện hành vi của học sinh trong lớp học, tự khắc các thầy cô sẽ có cách để giải quyết cho vấn đề của mình.

Tên vấn đềMô tả cụ thểĐối tượng học sinhThời gian/địa điểmTần suấtNguyên nhânHậu quả

– Gọi tên một hành vi cụ thể của học sinh (có thể nhìn thấy, quan sát, mô tả được về số lượng…)

 

 

– Lưu ý không gộp các hành vi vào làm một.

– Học sinh đã làm gì? Làm như thế nào? Làm trong bao lâu?

 

 

– Mô tả/tái hiện lại những hành động (chứ không phải thái độ của học sinh)

– Bao nhiêu học sinh làm như vậy?

 

 

– Cả lớp hay nhóm hay một vài em?

 

– Nếu là một vài em hãy viết tên cụ thể.

– Hành vi thường xảy ra vào thời điểm nào của tiết học (đầu, giữa, cuối, khi giáo viên giao nhiệm vụ?…)

 

 

– Hành vi này xảy ra ở vị trí trong hay ngoài lớp? ở bàn đầu, bàn cuối hay bàn giữa? ở trong góc hay ngoài đầu bàn?

– Vấn đề lặp lại bao nhiêu LẦN/tiết học?

 

 

– Bao nhiêu lần/tuần học?

 

– Nếu giáo viên đã xử lý nó có lặp lại tiếp không?

– Do học sinh hay giáo viên?

 

– Do nguyên nhân chủ quan hay khách quan?

– do phương pháp giảng dạy?

– Do vị trí chỗ ngồi?

– Do biện pháp can thiệp không đúng?…

– Hậu quả đối với tiết học

 

– Hậu quả với cá nhân học sinh

– Hậu quả đối với cảm xúc của giáo viên

– Hậu quả với cả lớp học

 

 

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

 

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

Hãy suy ngẫm xem những điều bạn viết đã chi tiết và cụ thể chưa? Nếu chưa hãy viết lại?

 

Ví dụ: Các thầy cô có thể tham khảo một bảng mô tả vấn đề hành vi của giáo viên sau:

Tên vấn đềMô tả cụ thểĐối tượng học sinhThời gian/địa điểmTần suấtNguyên nhânHậu quả
Nói leo trong giờ.Học sinh nói tự do trong khi giáo viên đang giảng bài. Cụ thể: HS thắc mắc về bài học, đặt câu hỏi khi cô đang giảng bài.Cá nhân (10%): Học sinh Mầm non (4 – 5 tuổi).Trong khi GV đang giảng bài.5 – 6 lần/buổi.Do HS thắc mắc về bài học muốn GV giải đáp ngay.

Xảy ra tình trạng HS nói tự do trong giờ.

Lớp học bị gián đoạn vì GV phải dừng lại để xử lý.

Trêu đùa nhau trong giờ học.HS quay sang cười đùa với bạn, không nghe GV nói.Nhóm (20%): Học sinh Mầm non (4 – 5 tuổi).Trong khi GV đang giảng bài.2 lần/buổi.HS thích trêu đùa với bạn, không tập trung vào bài học.

Lớp học mất trật tự.

Lớp học bị gián đoạn vì GV phải dừng lại để xử lý.

Chưa thực hiện theo hiệu lệnh, hướng dẫn của GV khi làm thí nghiệmHọc sinh thực hiện trước các bước thí nghiệm khi chưa có hiệu lệnh của GV.Cá nhân (20%): Học sinh Mầm non (4 – 5 tuổi).Trong khi làm thí nghiệm.2 lần/buổi.HS sinh vội vàng muốn biết trước kết quả thí nghiệm. Không nghe hiệu lệnh của GV.Học sinh thực hiện sai thí nghiệm.

 

   Việc mô tả và nhận diện vấn đề về hành vi như trên là điều vô cùng quan trọng. Hãy nhớ, cách làm của nó giống như nguyên tắc hoạt động của một chiếc camera, chỉ ghi lại và mô tả lại những gì đã xảy ra thật CHI TIẾT và CỤ THỂ, không DIỄN GIẢI, không SUY ĐOÁN và KẾT TỘI… Chỉ khi nhận diện thật đúng các vấn đề về hành vi, chúng ta mới có thể áp dụng các biện pháp hiệu quả để điều chỉnh nó và đạt được điều mà chúng ta mong muốn.

   Công việc này có thể hơi mất thời gian của các thầy cô, nhưng hãy tin tôi đi, đây là cách duy nhất và hiệu quả nhất để có thể hành động đúng và tránh được những sai lầm không đáng có trong quá trình quản lý lớp học.

---Sưu tầm internet---


Nguồn:Sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết