Wednesday, 15/01/2025 - 21:30|
Chào mừng các bạn ghé thăm Cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phong Cách Quản Lý Lớp Học Của Bạn Là Gì?

Phong cách quản lý lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý lớp học cũng như cảm giác hài lòng của bạn trong vai trò là giáo viên của mình. Nhưng phong cách quản lý lớp học của bạn là gì? Bạn có biết phong cách quản lý lớp học của mình là gì không?

   Phong cách quản lý lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý lớp học cũng như cảm giác hài lòng của bạn trong vai trò là giáo viên của mình. Nhưng phong cách quản lý lớp học của bạn là gì? Bạn có biết phong cách quản lý lớp học của mình là gì không?

   Năm 1971, Baumrind đã đưa ra 4 phong cách quản lý lớp học liên quan đến mức độ kiểm soát của giáo viên và mức độ tham gia của học sinh trong lớp học. Đó là: độc đoán, dễ dãi, thân thiện và hiệu quả. Việc hiểu rõ về từng phong cách cho phép bạn đánh giá các kỹ thuật quản lý lớp học của riêng mình, từ đó điều chỉnh phong cách quản lý lớp học hiệu quả phù hợp hơn.

4 phong cách quản lý lớp học

   Bốn phong cách quản lý lớp học được mô tả trong hình dưới đây. Sẽ không có giáo viên nào hoàn toàn phù hợp một phong cách cố định mà thường là sự pha trộn của nhiều phong cách. Việc xác định các phong cách và nhận ra các ưu, nhược điểm của nó sẽ giúp bạn điều chỉnh để tiến dần đến phong cách hiệu quả..

  1. Phong cách độc đoán

   Giáo viên độc đoán thể hiện mức độ kiểm soát cao đối với lớp học, nhưng mức độ tham gia thấp với học sinh. Các giáo viên thuộc phong cách này sẽ luôn thực hiện nghiêm túc nội quy, phân công chỗ ngồi và hướng dẫn trực tiếp rất nhiều. Các giáo viên độc đoán tránh các mối quan hệ và sự kết nối chặt chẽ với học sinh. Họ thường biết ít về cuộc sống ở nhà của học sinh và ít coi trọng mối liên hệ giữa nhà và trường. Giáo viên này thích một kế hoạch và không tha thứ cho những hành vi có vấn đề trong lớp học. Giáo viên luôn muốn học sinh giữ im lặng và không khuyến khích các cuộc thảo luận sôi nổi. Học sinh cần tuân thủ nhanh chóng các mệnh lệnh và không nghi ngờ với các yêu cầu cả giáo viên. Mọi hành vi không phù hợp đều gặp phải hình phạt nghiêm khắc.

  1. Phong cách lười biếng

   Giáo viên dễ dãi có mức độ kiểm soát lớp học và lôi cuốn sự tham gia của học sinh thấp. Các giáo viên theo phong cách này thường không soạn giáo án cẩn thận. Họ có xu hướng sử dụng các bộ phim, các trò chơi hoặc cho học sinh làm điều chúng thích để lấp đầy thời gian. Học sinh đã nắm quyền kiểm soát lớp học và giáo viên không có động thái kiểm soát lớp. Giáo viên thuộc phong cách này biết rất ít về học sinh và cũng không quan tâm đến thành công của chúng. Giáo viên dễ dãi tương tác ít với học sinh và tham gia vào trò giải trí của riêng học sinh hơn là quan tâm đến nhu cầu của học sinh.

  1. Phong cách dễ dãi

   Giáo viên dễ dãi sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh ở mức cao, nhưng mức độ kiểm soát lớp học thấp. Giáo viên này thường thể hiện sự quan tâm đến học sinh nhưng lại mất uy quyền bằng cách trở thành “bạn bè” bằng vai phải lứa với học sinh. Giáo viên này đã chuẩn bị cho các bài học nhưng không đủ khả năng hướng dẫn học sinh trong quá trình triển khai bài học. Học sinh thường làm những gì chúng muốn và giáo viên cho phép chúng được tự do thể hiện bản thân. Học sinh hiếm khi gặp phải hình phạt và giáo viên luôn khuyến khích học sinh tự quyết định.

  1. Phong cách hiệu quả

   Giáo viên có phong cách quản lý lớp học hiệu quả có mức độ kiểm soát cao và lôi cuốn được sự tham gia của học sinh. Các nội quy được đặt ra rõ ràng, minh bạch nhưng công bằng. Giáo viên luôn khuyên khích và động viên tích cực cho các hành vi tốt, khuyến khích các cuộc thảo luận trong lớp và xem xét các hình phạt hợp lý cho hành vi không phù hợp. Giáo viên thuộc phong cách hiệu quả luôn quan tâm đến sự thành công của học sinh và quan tâm đến những gì xảy ra với chúng bên ngoài trường học. Các quy tắc nhất quán và thường xuyên được thực thi. Giáo viên này hiểu những thách thức mà học sinh phải đối mặt và cân nhắc khi đặt ra các kỳ vọng. Giáo viên khuyến khích học sinh tự chủ và độc lập.

Phong cách quản lý lớp học ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đầu ra?

   Là một giáo viên, bạn được đánh giá dựa trên sự thành công của học sinh, thường dựa trên thành tích của họ trong các bài kiểm tra. Bạn có thể thấy rõ mối liên hệ giữa phong cách quản lý lớp học và cảm xúc, tình cảm của học sinh cũng như kết quả học tập của chúng.

   Học sinh tham gia và hoạt động tốt hơn khi chúng cảm thấy được giáo viên lắng nghe và đánh giá cao. Khi gặp phải những hành vi cá biệt, chúng ta rất dễ cáu giận và chuyển sang phong cách độc đoán. Nhưng sự tuân thủ trong im lặng chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong học sinh sẽ không lắng nghe những gì bạn nói.

   Một giáo viên có phong cách quản lý lớp học hiệu quả sẽ có được sự tôn trọng, tin tưởng và cam kết của học sinh.

Lựa chọn phong cách quản lý lớp học của bạn

   Tất cả chúng ta đều hành động dựa trên các yếu tố di truyền và các mô thức có sẵn. Điều này giúp chúng ta trở nên hiệu quả hơn bằng cách hạn chế số lượng các quyết định mà chúng ta cần đưa ra mỗi ngày. Hãy suy nghĩ về cách bạn mà bạn làm công việc mỗi ngày. Bạn có thể hoàn thành các nhiệm vụ giống nhau theo thứ tự rất giống nhau mỗi ngày. Điều này giúp đảm giảm thiểu sức lực cần thiết để hoàn thành công việc.

   Mặc dù thói quen có rất nhiều lợi ích nhưng nó cũng có những mặt trái. Sự phát triển của các thói quen khiến chúng ta mất đi tính chủ định. Chúng ta tiếp tục làm mọi thứ theo cách chúng ta đã làm, chỉ những biến cố lớn hoặc những thất bại trong cuộc đời mới khiến chúng ta phải kiểm tra thói quen để có thể thay đổi.

   Để thay đổi phong cách quản lý lớp học, việc đầu tiên bạn cần phải thay đổi đó là những thói quen hàng ngày của mình. Hãy thiết lập các thói quen mới, thường xuyên tập luyện và đánh giá lại chúng vào các mốc thời gian quan trọng trong năm học như:

  • Khai giảng năm học mới
  • Kết thúc hoặc bắt đầu một học kỳ
  • Các kỳ nghỉ

Hãy lựa chọn những gì phù hợp nhất với cá tính bạn và các phương pháp của bạn.

---Sưu tầm internet---


Nguồn:Sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết